Cấu tạo hoàn chỉnh của khu lăng mộ đá

Khi nhắc đến khu lăng mộ đá, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đó là khu vực chôn cất để tưởng nhớ người đã khuất. Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà xây dựng nhiều loại, nhiều kích thước, nhiều kiểu dáng khác biệt. Nhưng xét chung lại thì việc thi công khu lăng mộ đá vô cùng quan trọng, vì nó liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh con người Việt Nam. Do đó phải chọn lọc kĩ càng, thực hiện chỉn chủ nhất có thể về mọi mặt như: thiết kế, lựa chọn chất liệu xây dựng, đồ cúng bái, quy trình cúng lễ, lắp đặt.

Cấu tạo của khu lăng đá gồm những bộ phận gì?

Tất cả các bộ phận trong khu lăng mộ đá đều được chế tác tinh xảo từ nguyên liệu đá tự nhiên.  Một khu lăng mộ hoàn chỉnh không thể thiếu các sản phẩm như: lăng đá, mộ đá, lư hương đá, đèn đá, cột đá, bàn lễ đá, cổng đá, lan can đá, cuốn thư đá, tượng phật đá…. Từng bộ phận trong khu lăng mộ đá sẽ được sắp xếp theo phong thủy, đặt ở vị trí khác nhau với ý nghĩa tâm linh khác nhau tạo nên một khu lăng mộ đá hoàn chỉnh.

Lăng thờ đá (long đình đá, am thờ đá): .

Đây là khu vực dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên và người đã khuất. Lăng thờ thường được đặt chính giữa, phía trong cùng của khu lăng mộ đá. Có hai loại lăng thờ phổ biến là lăng thờ cánh (2 mái, 3 mái) và lăng thờ đơn (1mái). Để làm tăng thêm tính bề thế, uy nghi, sang trọng, người ta thường chọn đá có màu trắng hoặc màu vàng để chế tác phần lăng thờ.

Bàn thờ đá (bàn lễ đá):

là nơi đặt để đồ vật cúng bái như lư hương, đèn nhang, hoa quả, trái cây, nước trà để dâng lên bậc tổ tiên. Bàn thờ đá có thể được đặt ở ngoài trời hoặc trong sân của lăng mộ đá. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bàn thờ đá ở các công trình tâm linh khác như đình chùa, nhà thờ, nhà thờ họ…

Mộ đá:

Đây là loại mộ đơn giản được hình thành từ phiến đá lớn hình tròn, chữ nhật. Trên mặt đá có khắc họa tiết cơ bản. Mộ là nơi chôn cất, là ngôi nhà duy nhất của người chết. Dưới các ngôi mộ thường được đặt thi hài, tro cốt, tiểu, quách. Phần mộ luôn luôn nằm phía dưới của phía dưới khu lăng thờ. Trong một khuôn viên khu lăng mộ đá, các phần mộ được xây bằng nhau và cùng hướng về lăng thờ. Về mặt ý nghĩa tâm linh nó thể hiện sự đoàn tụ, quây quần của các thành viên trong cùng một gia tộc. Bên cạnh đó việc sắp xếp các ngôi mộ ngăn nắp, gọn gàng sẽ đem lại tính thẩm mỹ cao, tôn lên vẻ trang nhiêm của cả khu lăng mộ.

Bia đá:

Là những phiến dẹp, có độ cứng, mặt phẳng đá dùng để khắc thông tin cơ bản của người chết (hình ảnh, ngày giờ mất) và một số họa tiết trang trí đơn giản. Bia đá thường được làm bằng đá xanh tự nhiên, kích thước, chiều cao của bia đá tùy vào từng kiểu mộ, tùy vào yêu cầu mà khách hàng muốn.

Lư hương đá (đỉnh hương đá, bát hương đá):

được làm bằng sứ, được đặt ở chính diện ngay trước bia mộ, nằm trên bàn thờ đá, đối diện cổng ra vào của khu lăng mộ. Trong lư hương thường có tro, cát để cắm nhang. Theo phong thủy sẽ giúp xua đuổi tà khí. Những khói nhang nghi ngút bay ra từ lư hương tạo nên không gian ấm cúng, thiêng liêng, trang nghiêm.

Cuốn thư đá (bình phong đá):

Trong quan niệm tâm linh của người Việt, cuốn thư đá đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc chấn yểm phong thủy. Nó được đặt ở vị trí ngay sau cổng đá. Có tác dụng bảo vệ các công trình nhà ở, nhà thờ, ngôi mộ, đền, chùa,.. khỏi sự xâm nhập của những luồng tà khí, những thế lực ma quỷ. Các nghệ nhân đã khéo léo mô phòng lại giống hệt như cuốn thư pháp người xưa để lại. Đặc biệt cuốn thư còn là tượng trưng cho sự uyên bác, học thức của người chết. Thời xưa cuốn thư chỉ được làm bằng chất liệu gỗ, tre nứa. Hiện nay hầu hết cuốn thư đều được làm bằng chất liệu đá.

Cổng đá:

Là bộ phận không thể thiếu của khu lăng mộ đá, nó là mặt tiền, là lối đi duy nhất vào lăng mộ. Vì là mặt tiền công trình nên hai bên cổng đá được chế tác rất cản thận, tỉ mỉ, nhiều hoa văn đẹp góp phần làm tăng sự tôn nghiêm, trang trọng chốn linh thiêng. Kiểu dáng cổng và các họa tiết cũng phải được xây dựng hợp phong thủy để trấn bình an cho cả dòng họ.

Lan can đá:

Lan can đá được thiết kế để làm hàng rào bảo vệ các ngội mộ trong khuôn viên lăng. Dãy tường đá kín sẽ tránh được sự phá hoại của các vật nuôi thả rông như trâu, bò… Ngoài ra còn có nghĩa đánh dấu ranh giới địa phận với các khu lăng mộ khác. Tùy vào quy mô, diện tích đất nghĩa trang rộng hay hẹp mà kích thước, chiều dài của lan can đá sẽ khác nhau. Nhưng phải đảm bảo yếu tố sau khi xây dựng nhìn vào tổng thể khu lăng mộ đẹp mắt, hài hòa, cân đối.

Đèn đá :

Là loại đèn tượng trưng được chế tác hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên. Đèn đá luôn được làm theo một cặp (gồm 2 cái) và đặt ở hai bên lư hương ngay trên bàn thờ đá. Vì là một trong những sản phẩm mang tính trang trí nên đèn đá cũng được trạm trổ các họa tiết. Bên cạnh đó, đàn đá còn ẩn chứa ý nghĩa mang lại điềm may cho cả người đã khuất và những người thân còn sống của họ.

Bậc thềm đá (bậc tam cấp):

Được chọn lọc và chế tác từ những tảng đá lớn khuyên khối có độ bền cao, mài nhẵn, phẳng phiu. Vì nằm ngay lối đi nên bặc thềm đá thường được xây sát đất. Bề mặt thềm rộng và có nhiều bậc tùy vào từng địa hình đi vào khu lăng mộ. Để tạo điểm nhấn cho bậc thềm, các nghệ nhân đã điểm xuyết thêm một số biểu tượng rồng đá, phượng, cúc, mai, hoa sen… Tôn lên vẻ đẹp tinh tế đậm văn hóa truyền thống Việt Nam.

Tượng linh vật đá:

Tượng Đá Là tượng đá phác thảo hình ảnh các loài động vật gần gũi với con người như chó đá, nghê đá,… Hoặc các loại linh vật như: rồng, rùa, lân. Linh vật đá hiện thân cho sự may mắn, sức mạnh, tài lộc. Tùy vào tổng thể kiến trúc khu lăng mộ mà gia chủ có thể lụa chọn loại tượng linh vật với kích thước phù hợp nhất. Nhất là phải tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo được sự hài hòa về mặt phong thủy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *